Trên http://vovgiaothong.vn/ ngày 06/6/2015, có bài: “Câu
chuyện Bphone và văn hóa chê của người Việt”. Phần đầu của bài viết như sau:
VOVGT – Văn hóa chê của người Việt
tưởng chừng chỉ là thói xấu trong tính cách, nhưng hệ lụy phát sinh lại làm cho
xã hội kém phát triển.
Hơn một tuần qua, cộng
đồng mạng lẫn giới báo chí dậy sóng vì một sản phẩm công nghệ cao sản xuất tại
Việt Nam, của một công ty Việt Nam được giới thiệu ra thị trường. Đáng buồn là
thay vì có những khích lệ để tôn vinh họ, động viên họ đã dày công nghiên cứu
đưa sản phẩm ra thị trường thì một số người tìm đủ mọi lỗi để bới móc, đoán
định; thậm chí quy chụp và “dìm hàng” hãng sản xuất.
Nhiều người lắc đầu
ngao ngán: với thói đố kỵ, thích “dìm hàng” của một bộ phận người Việt, chính
chúng ta đang “giết chết” sự sáng tạo của chúng ta. Thật sự cũng thấy buồn khi
đọc những tin bài, những ý kiến, commen trái chiều về Bphone.
Rất nhiều người thường
nhìn nhận một sự việc bằng cái nhìn tiêu cực, thiếu thiện chí, quá khắt khe
trong việc công nhận khả năng hay thành công của người khác. Không bao giờ khen
nổi ai một câu mà phải chê trước cho “không ngóc đầu lên nổi” là một thói quen
rất điển hình của các “anh hùng bàn phím".
Đáng buồn hơn là những
bài viết mang tính chất dìm hàng sản phẩm Việt này lại được khá nhiều báo chính
thống đăng tải. Nếu chúng ta so sánh cách đưa tin hãng Apple và Oppo ra mắt
được các hãng truyền thông trong nước ưu ái như thế nào với cách đưa tin mổ xẻ,
đua nhau “bới lông tìm vết” và đưa ra những kết luận rất hùng hồn về những điểm
yếu của sản phẩm này dù nó chưa cả được đưa ra thị trường cho thấy mới đáng
thương cho các sản phẩm “Made in Việt Nam”.
http://vovgiaothong.vn/xa-hoi/cau-chuyen-bphone-va-van-hoa-che-cua-nguoi-viet-/85531
Một tờ báo khác cho biết, 6
tháng sau ngày ra mắt “Doanh số bán trực tiếp của BPhone theo ghi nhận ban đầu
từ các đơn vị phân phối không quá khả quan” (1). Không bàn đến chất lượng,
cũng như doanh số bán ra của sản phẩm, “Văn hoá chê” của người Việt trong bài viết
trên, có cái gì đó giống với những người Do Thái xưa khi Đức Giêsu đến.
Mt 11,16-19
16 "Tôi phải ví thế hệ này với ai ? Họ giống như lũ trẻ ngồi ngoài chợ
gọi lũ trẻ khác, 17 và nói : "Tụi tôi thổi sáo cho các anh, mà các
anh không nhảy múa ; tụi tôi hát bài đưa đám, mà các anh không đấm ngực khóc
than."
18 Thật vậy, ông Gio-an đến, không ăn không uống, thì thiên hạ bảo :
"Ông ta bị quỷ ám." 19 Con Người đến, cũng ăn
cũng uống như ai, thì thiên hạ lại bảo : "Đây là tay ăn nhậu, bạn bè với
quân thu thuế và phường tội lỗi." Nhưng đức Khôn Ngoan được chứng minh
bằng hành động."
(Nhóm Phiên dịch CGKPV)
Chúa Giêsu giáng trần mang sứ điệp tình yêu đến với nhân loại. Ngài khao khát mong muốn nhân loại đón nhận Tin mừng để được cứu độ.
Tuy nhiên những người
thuộc thế hệ của Ngài đã cố chấp, không tin vào Ngài, dù họ đã được chứng kiến
biết bao phép lạ Ngài làm. Vì vậy, Đức Giêsu đã mượn các trò chơi dân gian của
trẻ em Do Thái so sánh, để mong thức tỉnh họ, kéo họ ra khỏi sự u mê, tăm tối
do bởi tính tự mãn, tự cao, tự đại, óc ích kỷ hẹp hòi, luôn coi mình trọng hơn
người khác…
Thời đại ngày nay, như
trong bài viết trên con người vẫn đố kỵ, ghen ghét và tìm mọi cách để “dìm
hàng”, để hạ thấp người khác, hạ thấp giá trị sản phẩm người khác làm ra...
Ước gì, qua bài Tin
Mừng hôm nay, chúng ta biết nhìn lại mình, sám hối, canh tân, cải thiện đời
sống và nhất là biết lắng nghe, đón nhận Tin Mừng là chính Chúa Giêsu Kitô,
Đấng Cứu Độ trần gian.
Lạy Chúa, Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng con
nhìn lại chính mình. Chúng con cũng chẳng khác gì những người Do Thái xưa kia, lòng
đầy dẫy những núi đồi của sự kiêu căng, tự cao tự đại; những con đường quanh co
của óc hẹp hòi, vị kỷ…
Xin Chúa biến đổi tâm hồn chúng con, để
chúng con xác tín Chúa là Đấng Giàu Lòng Thương Xót; tin tưởng, phó thác mọi sự
trong bàn tay yêu thương quan phòng của Ngài, can đảm sống đời chứng nhân, thi
hành sứ vụ loan báo Tin Mừng như Ngài đã truyền dạy.
---
(1)
http://kenh14.vn/2-tek/smartphone-nhat-the-gioi-bphone-nua-nam-nhin-lai-20151111015159866.chn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét