Lúa mì hay tiểu mạch, tên khoa học Triticum spp. là cây lương thực, thuộc một nhóm các loài cỏ đã thuần dưỡng từ khu vực Levant và được gieo trồng rộng khắp thế giới. Về tổng thể, lúa mì là thực phẩm quan trọng cho loài người, sản lượng của nó chỉ đứng sau ngô và lúa gạo trong số các loài cây lương thực. Hạt lúa mì là một loại lương thực chung được sử dụng để làm bột mì trong sản xuất các loại bánh mì; mì sợi, bánh, kẹo v.v cũng như được lên men để sản xuất bia rượu hay nhiên liệu sinh học. Lúa mì cũng được gieo trồng ở quy mô hạn hẹp làm cỏ khô cho gia súc và rơm cũng có thể dùng làm cỏ khô cho gia súc hay vật liệu xây dựng để lợp mái.
Bông con của lúa mì với 3 bao phấn đang rời ra |
Lúa mì trong giai đoạn nở hoa |
Một cánh đồng lúa mì đang chín ở miền bắc Israel |
Bốn loài lúa mì hoang dại cùng với các giống, thứ của lúa mì Einkorn đã thuần dưỡng, lúa mì Emmer và lúa mì spenta, có vỏ bao hạt. Đặc trưng hình thái nguyên thủy này bao gồm các mày dai bao bọc chặt lấy hạt, và (ở lúa mì đã thuần dưỡng) là cuống khá giòn dễ dàng gãy khi đập. Kết quả là khi người ta đập các bó lúa mì thì bông lúa gãy ra thành các bông con. Để thu được hạt nhằm có thể xử lý tiếp, như xay hay nghiền, người ta cần loại bỏ các vỏ bao này (trấu). Ngược lại, ở các dạng trần (tự do khi đập) như lúa mì cứng hay lúa mì thông thường, các mày dễ vỡ còn cuống thì dai. Khi đập, lớp trấu tách ra, giải phóng hạt. Lúa mì có vỏ bao thường được lưu giữ dưới dạng các bông con do lớp mày dai là sự bảo vệ tốt chống lại các loại sâu bọ khi lưu trữ hạt.
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%BAa_m%C3%AC
Hạt lúa mì có lớp mày dai là sự bảo vệ tốt chống lại các loại sau bọ khi lưu trữ hạt, nhưng khi được gieo xuống đất nó phải thối đi mới có thể nảy mầm và lớn thành cấy rồi sinh nhiều bông hạt
Thứ Tư tuần XIX mùa Thường Niên - Ngày 10/8: Thánh Lôrenxô, phó tế, tử đạo
Ga 12,24-26
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: 24 Thật, Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình ; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác. 25 Ai yêu quý mạng sống mình, thì sẽ mất ; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời. 26 Ai phục vụ Thầy, thì hãy theo Thầy ; và Thầy ở đâu, kẻ phục vụ Thầy cũng sẽ ở đó. Ai phục vụ Thầy, Cha của Thầy sẽ quý trọng người ấy."
(Nhóm Phiên dịch CGKPV)
Trong đoạn Tin Mừng này, Đức Giêsu dạy các môn đệ về vấn đề sống và chết: “Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình ; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác”; “Ai yêu quý mạng sống mình, thì sẽ mất ; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời.”
Đức Giêsu đã đi con đường này và mời gọi các môn đệ cũng hãy theo Ngài trên con đường ấy: “Ai phục vụ Thầy, thì hãy theo Thầy ; và Thầy ở đâu, kẻ phục vụ Thầy cũng sẽ ở đó.”
“Hạt lúa” chính là người tín hữu, “đất” là thế giới này và “chết đi” là sự hy sinh để phục vụ. Đức Giêsu dùng sự sinh trưởng của thực vật để chỉ dạy chúng ta về đời sống đức tin.
Hạt lúa Giêsu đã chịu mục nát để cả thế giới trở thành đồng lúa thơm trĩu hạt. Cái chết của các thánh tử đạo làm cho Hội Thánh Chúa ngày càng triển nở trên mặt đất này (“Máu các thánh tử vì đạo là hạt giống sinh ra các tín hữu”, Tertulien).
Mỗi Kitô hữu cũng được mời gọi trở nên một hạt lúa biết chấp nhận mục nát đi để được sống đời đời. Muốn trở nên con cái Cha trên trời, chúng ta cũng phải chịu cắt tỉa, phải chết đi con người cũ và sẵn sàng để được Chúa biến đổi thành con người mới; thói hư nết xấu phải chết đi mới sinh được đời sống thánh thiện, tốt lành như Chúa muốn.
"Lạy Chúa, chúng con sợ nói về cái chết và tất cả những gì dính líu tới cái chết, nhưng chúng con cũng hiểu rằng sẽ có một ngày chúng con giáp mặt Chúa trong phút định mệnh. Xin giúp chúng con sống can đảm từng ngày, để chúng con dầy dạn với thử thách quyết liệt sau cùng của cuộc đời." Amen. (Thiên Phúc, "Như Thầy đã yêu")
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét